Những ngành Khoa học Xã hội đang "lên ngôi", hiện đại dành cho "dân khối C"
Nhiều ngành Khoa học Xã hội đang “lên ngôi”, là đích ngắm của các doanh nghiệp tuyển dụng đã xoá nhoà quan niệm dân khối C khó tìm việc tốt, lương cao.
Taeyang (BIGBANG) yêu Min Hyo Rin là thế nhưng lại không dám để vợ nghe sáng...
Sang chảnh và "đắt khách"
Trước mùa thi, không ít thí sinh đang học khối C hay yêu thích nhóm ngành Khoa học Xã hội băn khoăn với việc chọn ngành, chọn trường bởi có một thời gian nhóm ngành này khá "kén" việc làm, nhu cầu ít.
Tuy nhiên, với sự biến đổi không ngừng của thị trường lao động, những năm gần đây, xã hội chứng kiến sự quay trở lại đầy ngoại mục của nhóm ngành Khoa học Xã hội khi điểm chuẩn tăng cao, có khi 29,95/30 điểm mới trúng tuyển.
Học sinh đang tìm hiểu thông tin các ngành học của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
TS Đỗ Xuân Biên – Trưởng khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) - nhận định, hiện nay những lo ngại về việc làm khi học nhóm ngành Khoa học xã hội là không chính xác. Rất nhiều ngành có nhu cầu việc làm lớn, thậm chí trở nên phổ biến và rất thu hút giới trẻ.
Ông Biên dẫn chứng như ngành Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng hiện thu hút nhiều người học và cơ hội việc làm rất rộng mở.
Cùng với đó, nhu cầu về tham vấn và trị liệu tâm lý cũng ngày càng cao trong bối cảnh xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa, áp lực cuộc sống tăng.
Bên cạnh đó, từ lâu nay, ngành Quan hệ quốc tế đã được coi là ngành sang chảnh, có tính chọn lọc người học đầu vào cao và chất lượng đầu ra cao luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều vị trí công việc.
Một ngành học khác trong khối ngành khoa học xã hội là ngành Việt Nam học. Tuy còn chưa nhiều người biết đến và phụ huynh, học sinh thường đặt câu hỏi "Mình là người Việt học Việt Nam học làm gì?" nhưng cử nhân Việt Nam học lại có thế mạnh đầu ra khi nhu cầu về chuyên gia nghiên cứu, tư vấn về văn hóa, pháp luật, kinh tế - xã hội Việt Nam cho các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang tăng nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Phòng thực hành Studio dành riêng cho sinh viên HIU
TS Biên tiết lộ, báo cáo khảo sát việc làm của sinh viên 2 ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ quốc tế của khoa cho thấy, tỉ lệ sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm của 2 ngành này là 100%, trong đó, làm việc với ngành đúng hoặc ngành gần với chuyên ngành đào tạo lần lượt là 95% và 80%.
Tại HIU, dân khối C còn có thể theo học vô số ngành "hot" khác như: Thương mại điện tử, Quản trị sự kiện, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Luật, Digital marketing, Quản trị kinh doanh,…
Mức lương tương xứng năng lực
Trước băn khoăn học nhóm ngành này sẽ có thu nhập không cao, TS Đỗ Xuân Biên cho rằng quan niệm về nhóm ngành này có thu nhập cao, nhóm ngành kia có thu nhập thấp là không đúng.
"Dù là khối ngành nào, chất lượng con người mới là yếu tố quyết định. Cùng tốt nghiệp một ngành học nhưng khi ra trường, sau 2 năm, mức thu nhập của các bạn cùng lớp có thể khác nhau nhiều lần bởi vì kỹ năng mềm, khả năng thích ứng, khả năng tự học khác nhau. Tại HIU, chúng tôi hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên giỏi chuyên môn, tốt kỹ năng, thái độ và tinh thần chuyên nghiệp", ông Biên nói.
Đồng quan điểm, ông Trần Huấn – giám đốc sáng tạo - công ty Truyền hình Kết nối cho biết, ngày nay, nhóm ngành Khoa học Xã hội không còn lép vế như trước bởi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khá lớn. Mức lương dành cho khối ngành này cũng tăng lên tương ứng, sinh viên mới ra trường có năng lực tốt hoàn toàn có thể đạt mức lương 20 triệu đồng/tháng. Chính vì thế, năng lực riêng của từng cá nhân mới là nhân tố quyết định mức thu nhập, có những sếp trưởng phòng quan hệ công chúng, truyền thông của doanh nghiệp có mức lương đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
ThS Trần Thuý Trâm Quyên – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – cho biết tại HIU, sinh viên khối Khoa học Xã hội được tiếp cận với thực hành, thực tế ngay tại trường thông qua tham gia tổ chức các hoạt động cùng với nhà trường. Ví như, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng thường xuyên tham gia vào công việc quay phim, viết tin, biên tập cho các sự kiện do trường đăng cai tổ chức như Siêu trí Tuệ Việt Nam, Giới thiệu Phim Kiều, Chạy đi Chờ chi… Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế được tham gia tổ lễ tân ngoại giao đón tiếp chính trị gia Ấn Độ tới thăm và nói chuyện tại trường.
Sinh viên HIU ngành Truyền thông đa phương tiện thực hành tác nghiệp trong một sự kiện tại nhà trường
Trường có nhiều câu lạc bộ sinh viên cho các em khám phá khả năng bản thân, rèn luyện các kỹ năng mềm và trải nghiệm thực tiễn. Có thể nói, HIU là trường có số lượng và hoạt động các CLB sinh viên sôi nổi nhất trong các trường đại học.
"Triết lý "đưa sinh viên đến doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp đến giảng đường" của trường sẽ tạo điều kiện để sinh viên HIU tiếp cận thực tế từ rất sớm. Bên cạnh những thế mạnh trên, môi trường học tập mang tính quốc tế với giảng viên và sinh viên nước ngoài cũng là điểm cộng lớn cho sinh viên tăng khả năng tư duy toàn cầu, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa", ThS Trần Thuý Trâm Quyên cho biết.